Chuyện “lăng nhăng” có di truyền ?
Nếu người cha là tay ăn chơi, con cái cũng rất dễ có “máu ăn chơi”, một cuộc nghiên cứu mới đây đã xác định mối liên quan giữa di truyền với cách hành xử.
Ngoài việc phản đối về luân lý, tạp hôn có thể hữu ích vì nó thường tạo hệ quả ở con cháu bằng đa dạng di truyền. Có những mối nguy rõ ràng, chẳng hạn như nhiều nguy cơ bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng tổ bẩm di truyền (*) giữ vai trò chính có vẻ “bị khóa” trong DNA của người đơn hôn (một vợ một chồng). Tác giả Wolfgang Forstmeier, nhà nghiên cứu thuộc khoa Sinh thái học Cư xử và khoa DI truyền Tiến hóa (Department of Behavioural Ecology and Evolutionary Genetics) tại Viện Max Planck chuyên về khoa nghiên cứu chim (Ornithology), cho biết: “Các cuộc nghiên cứu khác kết luận rằng con cái (cả trai và gái) của những người cha lăng nhăng có thể lừa dối người khác gấp hai lần”. Tuy nhiên, Forstmeier và các cộng sự còn hoài nghi về sự nối kết gen ở người.
Vấn đề này đã đăng trên tạp chí “Proceedings of the National Academy of Sciences” (Cách tiến hành của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia), họ quyết định nghiên cứu hiện tượng ở loài chim sẻ vằn (zebra finches), chúng là loài sống “chung thủy”. Forstmeier nói: “Điều đó nghĩa là con đực và con cái sẽ đi với nhau như một đôi uyên ương, chúng sẽ xây tổ ấm với nhau và chia sẻ các hệ lụy khác. Tuy nhiên, có thể chúng cũng vẫn ngoại tình”. Nói cách khác, giống như con người thi thoảng vẫn làm, chúng cũng có thể lừa dối bạn tình.
Các khoa học gia đã nghiên cứu cách cư xử của 1.554 con chim sẻ của 5 thế hệ liên tục. Trong một cuộc thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phân tích DNA của các chim ông bà và cha mẹ. Các khoa học gia lấy trứng của các chim cha mẹ và đặt vào tổ các con chim khác. Việc nôi những con không “máu mủ” với mình vẫn xảy ra tự nhiên trong loài chim, nhưng chỉ khoảng 15% thời gian. Các khoa học gia tiếp tục phân tích DNA của chim con, so sánh hệ gen của chim con với hệ gen của chim lớn. Việc phân tích gen không chỉ cho thấy mối liên hệ gia đình, mà còn có sự tương quan đáng kể về gen giữa cả giống đực và giống cái về động thái “lăng nhăng”.
Loài chim không thể biết cách cư xử này từ cha mẹ dâm đãng của chúng, vì cha mẹ nuôi đã nuôi chúng. Hẳn là chúng có di truyền khuynh hướng đó. Forstmeier nói: “Nghiên cứu cho thấy có cách giải thích về điều mà chúng ta thấy ở người. Thống kê cho thấy rằng các cha mẹ lăng nhăng có thể sinh ra những đứa con có khuynh hướng lừa dối”. Tuy nhiên, ông nói rằng tính lăng nhăng là điểm phức tạp liên quan nhiều yếu tố khác. Ông giải thích: “Dù một người có mong muốn nội tại như vậy, hệ quả có thể tùy vào sức hấp dẫn của họ. Cũng vậy, vẫn có sự khác biệt về tính hướng ngoại, nghĩa là một số người có thể có hoặc không có khuynh hướng hành động theo cảm xúc của họ”.
Các kinh nghiệm cá nhân, giáo dục, và sự ảnh hưởng môi trường cũng có thể góp phần hình thành một con người. Điều này vẫn chưa được biết chính xác vì sao gen có thể khiến người ta lăng nhăng, nhưng hẳn là có liên quan các hormone. Người ta vẫn cho rằng testosterone là hormone nam, nó có vẻ kích dục ở giống cái, vậy có thể mối liên hệ này là “chủ chốt”.
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể hiểu tại sao giống cái thường lừa dối giống đực, điều này có vẻ bất lợi trực tiếp, nhưng có thể chúng đè nén gen để chuyển qua con cái, hoặc che giấu chúng vì dấu vết được chọn ở giống đực. Theo Forstmeier, DNA kết hợp với cơ thể to lớn và việc mạo hiểm có thể vẫn có trong hệ gen với các lý do tương tự.
Nhà sinh học David Westneat, thuộc ĐH Kentucky, cho biết: “Đây là cuộc nghiên cứu tuyệt vời và xuyên suốt đã cho một số kết quả thú vị. Các tác giả làm một công việc tuyệt vời với các phương pháp và với cách hiểu tương xứng về kết quả. Áp dụng kết quả này vào người thì vừa thú vị vừa nguy hiểm, có nhiều lý do để nghĩ rằng cách cư xử của người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Cuộc nghiên cứu mới khiến người ta phải cân nhắc tính khả dĩ với mức nghiêm túc hơn trước”.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ news.discovery.com)
(*) Tổ bẩm (predisposition): Dễ mắc bệnh.
Nguồn tin: www.tramthienthu.blogspot.